Chương trình cử nhân ngành Công nghệ Thông tin – Truyền Thông (ICT) tại LIAN tập trung vào nghiên cứu ứng dụng và công nghệ mới thuộc hai chuyên ngành Công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính. Chương trình ICT trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về máy tính và quản trị hệ thống, các kiến thức chuyên nghiệp của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trước và cuối cùng quản lý dự án. Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng trang bị cho sinh viên khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển ngay vào các vị trí thích hợp trong các ngành công nghiệp hoặc theo đổi con đường nghiên cứu khoa học với những khóa học ở bậc học cao hơn.
Chương trình học của ICT cung cấp một nền tảng vững chắc về toán, tin, công nghệ phần mềm, và khả năng giao tiếp. Chương trình cũng xây dựng kiến thức trọng tâm về khoa học máy tính, đây là nền tảng khoa học để các em theo đuổi các khóa học thạc sĩ hay đi làm nghiên cứu sinh.
Bên cạnh đó sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về lập trình web, an ninh và hệ thống, khai thác dữ liệu. Sinh viên sẽ phải hoàn thiện một bài “dự án nhóm”, và phải trải qua 3 tháng thực tập đề tài tốt nghiệp, cũng như phải tham gia một số các môn học tự chọn.
Năm | Kì | Môn học | Tín chỉ | |
B2 | Kì 3 | Khoa học quản lý | Luật sở hữu trí tuệ | 1 |
Quản lý dự án | 1 | |||
Ngoại ngữ | Tiếng Pháp 2.1 | 4 | ||
Tiếng Pháp 2.2 | 4 | |||
Môn khoa học | Xác suất thống kê | 4 | ||
Phương pháp số | 3 | |||
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật | 3 | |||
Lập trình hướng đối tượng | 4 | |||
Cơ sở dữ liệu | 3 | |||
Hệ điều hành | 4 | |||
Tín hiệu và hệ thống | 3 | |||
Kì 4 | Môn khoa học | Lập trình nâng cao với Python | 4 | |
Giải tích và cấu trúc đại số | 3 | |||
Lý thuyết tính toán | 3 | |||
Mạng máy tính | 4 | |||
Kỹ thuật phần mềm | 3 | |||
Xử lý tín hiệu số | 3 | |||
Môn tự chọn (chọn 2 trong 3 môn) | Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm | 3 | ||
Truyền thông không dây di động | 3 | |||
Xử lý ảnh | 3 | |||
TỔNG SỐ TÍN CHỈ | 60 | |||
Năm | Kì | Môn học | Tín chỉ | |
B3 | Kì 5 | Khoa học quản lý | Phương pháp viết bài báo khoa học | 2 |
Ngoại ngữ | Tiếng Pháp 3.1 | 3 | ||
Tiếng Pháp 3.2 | 4 | |||
Môn khoa học | Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng | 4 | ||
Phát triển các ứng dụng Web | 4 | |||
Máy học và khai phá dữ liệu I | 3 | |||
Lý thuyết đồ thị | 3 | |||
Phát triển ứng dụng Mobile | 4 | |||
Môn lựa chọn (chọn 1 trong 2 môn) | Cơ sở dữ liệu nâng cao | 3 | ||
Thị giác máy tính | 3 | |||
Kì 6 | Môn khoa học | Đồ hoạ máy tính | 3 | |
An ninh thông tin | 3 | |||
Máy học và khai phá dữ liệu II | 3 | |||
Môn lựa chọn (chọn 2 trong 3 môn) | Xử lý ngôn ngữ tự nhiên | 3 | ||
Hệ phân tán | 3 | |||
Mô phỏng mạng | 3 | |||
Dự án nhóm | 3 | |||
Thực tập tốt nghiệp | 12 | |||
TỔNG SỐ TÍN CHỈ | 60 |
Ban hành theo Điều 5 – Chương II tại Quyết định số 1292/QĐ-ĐHKHCNHN ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, xem tại đây.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có hiểu biết cơ bản về một hay nhiều lĩnh vực thuộc về các ngành: khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông.
– Có kiến thức cơ bản về các phương pháp, thuật giải và công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, và triển khai sản phẩm hay giải pháp phần mềm cho các nền tảng web, điện thoại di động.
– Có kiến thức về dữ liệu, thông tin, và tri thức.
– Có kiến thức và khả năng lập trình và phát triển phần mềm.
– Nắm vững các kiến thức, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thực tế.
Ngoài các kiến thức ngành và chuyên ngành, sinh viên cũng được trang bị thêm các kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ nhằm đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao của môi trường làm việc chuyên nghiệp và cạnh tranh sau khi tốt nghiệp.
Phạm vi nghề nghiệp ngành CNTT-TT tiếp tục mở rộng vì CNTT-TT càng ngày thâm nhập sâu vào nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, công nghệ khoa học khác hiện đang đòi hỏi công nghệ thông tin như một công cụ để phát triển. Các công việc cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT-TT bao gồm các công nghệ phần mềm và lập trình cho các nền tảng web và điện thoại di động; phân tích và quản lý hệ thống; xử lý và phát triển dữ liệu đa phương tiện.
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp là rất nhiều do nhu cầu cao trong các ngành công nghiệp. Ngành CNTT-TT ít chịu ảnh hưởng trước những tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu so với nhiều ngành khác. Hơn nữa, nhiều dự án khởi nghiệp ở Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và đầu tư lớn từ Chính phủ hoặc công ty tư nhân trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, sinh viên công nghệ thông tin có đủ năng lực để theo đuổi chương trình cao học tại trường đại học của Việt Nam hoặc nước ngoài. Chuyên môn về khoa học máy tính cung cấp đầy đủ nền tảng kiến trên cơ sở đó học sinh có thể phát triển thành các nhà nghiên cứu chuyên ngành.
Bình luận